Cô gái uống Viagra suốt 10 năm, ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật

10:56, 03/06/2019

Cô gái 24 tuổiphải uống thuốc Viagra hằng ngày suốt 10 năm để duy trì mạng sống.

Cô gái 24 tuổiphải uống thuốc Viagra hằng ngày suốt 10 năm để duy trì mạng sống.

Lưu Hồng Diệm (Trung Quốc) nói: “Khi tôi tự mua  Viagra, mọi người nhìn vào đều cảm thấy rất kỳ lạ, một cô gái lại đi mua thuốc cường dương. Tuy nhiên, mọi người không biết rằng, loại thuốc này giúp duy trì mạng sống của tôi”.
Lưu Hồng Diệm bị bệnh tăng áp động mạch phổi khi cô mới 10 tuổi
Lưu Hồng Diệm bị bệnh tăng áp động mạch phổi khi cô mới 10 tuổi

Năm 10 tuổi Lưu Hồng Diệm được chẩn đoán mắc bệnh tăng áp động mạch phổi. Bác sĩ nói cô khó có thể sống đến 18 tuổi, ngay cả một trận cảm mạo nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho Lưu Hồng Diệm cho biết, tăng áp động mạch phổi là bệnh hiếm gặp, trừ khi bệnh nhân được ghép phổi, bằng không người bệnh phải dùng thuốc suốt cuộc đời để giảm tình trạng khó thở.

Lưu Hồng Diệm được bác sĩ khuyên dùng Viagra để duy trì cuộc sống.

Viên thuốc màu xanh chuyên dùng cho nam giới lại là thứ duy trì mạng sống của Lưu Hồng Diệm
Viên thuốc màu xanh chuyên dùng cho nam giới lại là thứ duy trì mạng sống của Lưu Hồng Diệm

Lưu Hồng Diệm chia sẻ: "Bác sĩ nói rằng viagra có tác dụng làm giãn mạch máu, có thể làm giảm cơn đau tăng áp động mạch phổi.

Sau khi uống thuốc này trạng thái cơ thể của tôi giống như người bình thường, nên mọi người sẽ không phát hiện tôi bị bệnh.

Mùa đông đến thời tiết lạnh, thiếu oxy, môi tôi chuyển sang màu xanh tím, vì vậy mỗi khi ra ngoài tôi đều phải tô son để người khác không thể nhận ra điểm bất thường nào ở tôi.

Tuy nhiên thuốc này cũng khá đắt, mỗi tháng tôi phải uống hết vài chục hộp, mỗi ngày uống 3 lần như ăn 3 bữa cơm”.

Tăng áp động mạch phổi là gì?

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực trong động mạch (dẫn máu từ tim đi tới các cơ quan trong cơ thể) gia tăng, trong khi đó tăng áp động mạch phổi là tình trạng áp lực gia tăng trong động mạch phổi (dẫn máu từ tim tới phổi).

Máu dồn từ tâm thất phải (buồng tim dưới) vào động mạch phổi có thể làm tăng áp lực gây tăng áp động mạch phổi. Cụ thể, khi áp suất động mạch phổi tăng tới 40/20 mmHg, hoặc áp suất trung bình vượt quá 25 mmHg, bạn có thể được chẩn đoán tăng áp động mạch phổi. Tăng áp động mạch phổi có 2 dạng chính: Tăng áp động mạch phổi nguyên phát và thứ phát.

Theo chuyên gia bệnh tăng áp động mạch phổi nếu không được điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thường có tiên lượng rất nặng và có các biến chứng như: Suy tim, gây nhồi máu phổi, nếu có hẹp hay tắc mạch máu lớn có thể gây sốc và tử vong; Hay chứng loạn nhịp tim, ho máu cùng với chảy máu trong phổi… Các biến chứng này đều có nguy cơ dẫn đến tử vong kể cả các khi bệnh nhân đang nằm viện.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng áp động mạch phổi?

Khó thở hay choáng váng khi đang hoạt động thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh tăng huyết áp phổi. Nhịp tim của bạn cũng có thể nhanh hơn bình thường (đánh trống ngực). Theo thời gian, các triệu chứng bắt đầu xảy ra với các hoạt động nhẹ nhàng hơn hoặc thậm chí trong lúc nghỉ ngơi.

Các triệu chứng khác bao gồm:

- Mắt cá chân và cẳng chân bị sưng;

- Da hoặc môi xanh xao (chứng xanh tím);

- Đau hoăc cảm giác bị áp lực ở ngực (thường ở phía trước ngực);

- Chóng mặt hoặc ngất xỉu;

- Mệt mỏi;

- Bụng to ra;

- Yếu lả người.

Đặc biệt lưu ý đến nhóm đối tượng mắc tăng áp động mạch phổi nguy cơ cao cần chủ động đến khám sớm để được sàng lọc, phát hiện bệnh sớm. Nhóm này bao gồm những người có tiền sử gia đình có người bị tăng áp phổi; Bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh; Bệnh nhân có bệnh hệ thống như xơ cứng bì, lupus ban đỏ hay có tiền sử tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan và cuối cùng là bệnh nhân nhiễm HIV.

Theo Vietnamnet