Apple tiến thêm một bước trong kế hoạch tháo chạy khỏi Trung Quốc

10:10, 19/08/2020

Apple đã chính thức mở rộng hoạt động sản xuất iPhone ở Ấn Độ trong bối cảnh tập đoàn công nghệ của Mỹ đang nỗ lực thực hiện kế hoạch rút dần ra khỏi Trung Quốc.

 

Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân Wistron Infocomm Manufacturing ở Đài Loan cũng đã bắt đầu tuyển dụng 10.000 nhân viên cho nhà máy mới nhất của họ. Wistron là đối tác của Apple tại Ấn Độ.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân Wistron Infocomm Manufacturing ở Đài Loan cũng đã bắt đầu tuyển dụng 10.000 nhân viên cho nhà máy mới nhất của họ. Wistron là đối tác của Apple tại Ấn Độ.

Hoạt động sản xuất iPhone ở Ấn Độ đã bắt đầu và đang ở giai đoạn thử nghiệm trước khi bước sang giai đoạn sản xuất hàng loạt vào tháng sau. Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân Wistron Infocomm Manufacturing ở Đài Loan cũng đã bắt đầu tuyển dụng 10.000 nhân viên cho nhà máy mới nhất của họ. Wistron là đối tác của Apple tại Ấn Độ.

Động thái trên chính là một bước tiến thêm nữa của gã khổng lồ Apple trên con đường thực hiện những kế hoạch sản xuất đầy tham vọng của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Wistron dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất các sản phẩm iPhone được ưa chuộng theo hướng thương mại hóa tại nhà máy Narasapura ở quận Kolar của Ấn Độ trong những ngày sắp tới. Để chuẩn bị, công ty Wistron đã bắt đầu hoạt động tuyển dụng.

Cơ sở sản xuất iPhone ở Kolar ước tính sẽ có thể tạo ra 10.000 việc làm. Theo Chính sách Công nghiệp Karnataka, 70% số công việc sẽ được dành cho người bản địa. Như vậy, ít nhất 7000 người từ Karnataka dự kiến sẽ được làm việc ở đây. Có vẻ như công ty đã tuyển dụng được khoảng 2000 người tính đến thời điểm hiện tại.

Narasapura là nơi có nhà máy sản xuất iPhone thứ ba của Wistron ở Ấn Độ. Cơ sở này đã bắt đầu sản xuất những mẫu iPhone đời cũ từ hồi đầu năm.

Wistron cho rằng nhà máy sản xuất iPhone Ấn Độ thứ ba của họ đang chuẩn bị rầm rộ cho kế hoạch sản xuất hàng loạt sau giai đoạn thử nghiệm thành công. Wistron là cơ sở lắp ráp iPhone đầu tiên của Apple ở nước này, và lúc đầu cơ sở này chỉ sản xuất iPhone SE nhưng sau đó đã thêm iPhone 6S và iPhone 7.

Tầm quan trọng của Ấn Độ với tư cách là một trung tâm sản xuất của Apple đã gia tăng đáng kể từ khi nhà máy Foxconn được thành lập vào năm 2016. Mục tiêu ở giai đoạn đó chỉ đơn giản là mang những dòng iPhone cũ hơn và giá rẻ đến với các cửa hàng địa phương. Khi đó, Trung Quốc mới chính là trung tâm sản xuất của Apple.

Mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng kể từ đó. Mối quan hệ không tốt giữa Apple với Trung Quốc đã khiến tập đoàn công nghệ hàng đầu của nước Mỹ nhận rõ những nguy cơ tiềm ẩn của việc phụ thuộc phần lớn năng lực sản xuất vào một đất nước.

Hơn nữa, mức thuế rất cao mà chính quyền Tổng thống Trump áp đặt lên các mặt hàng được sản xuất tại Trung Quốc đã khiến nhu cầu sự đa dạng hóa sản xuất trở thành một vấn đề cấp bách hơn. Theo báo cáo, Apple đã giải quyết tình hình bằng cách đề nghị các nhà cung cấp dịch chuyển 15-30% hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Đó dường như là một mục tiêu đầy tham vọng, nhất là khi Apple đã từng có một nỗ lực thất bại trong việc sản xuất một dòng sản phẩm flagship ở Ấn Độ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc sản xuất iPhone ở nhiều nơi trên thế giới luôn  được nhấn mạnh khi mà virut corona tấn công Trung Quốc, buộc nhiều xưởng lắp ráp iPhone phải ngừng hoạt động.

Tất cả những yếu tố trên là điều đã thúc đẩy Apple nỗ lực hơn trong việc đàm phán để chuyển 1/5 sản lượng sản xuất iPhone từ Trung Quốc sang Ấn Độ trong 5 năm tới, và hầu hết số sản phẩm sẽ được xuất khẩu.

Theo VnMedia
https://vnmedia.vn/cong-nghe/202008/apple-tien-them-mot-buoc-trong-ke-hoach-thao-chay-khoi-trung-quoc-e9f49a5/