Trèo lên thành đập xem thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy

23:39, 22/07/2017

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người lớn và cả trẻ em đu lên thành đập xem cảnh hồ Thủy điện Hòa Bình lần đầu mở 3 cửa xả đáy sau 21 năm.

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người lớn và cả trẻ em đu lên thành đập xem cảnh hồ Thủy điện Hòa Bình lần đầu mở 3 cửa xả đáy sau 21 năm.

Trong lần xả lũ thứ 3 ngày 22/7, người dân đổ xô đến xem, nhiều người đứng sát khu vực nước đổ xuống hay trên thùng rác, rướn mình để xem xả nước. 

Sáng 22/7, hồ thủy điện Hòa Bình lần đầu mở thêm cửa xả đáy thứ 3 sau 21 năm. Việc mở tới 3 cửa xả do miền Bắc mưa không dứt, mực nước ở hồ Hòa Bình tiếp tục tăng cao. Trước đó, sáng 21/7, mực nước đạt 106,3 m, cao hơn mức cho phép trước lũ chính vụ 5,3 m.
Sáng 22/7, hồ thủy điện Hòa Bình lần đầu mở thêm cửa xả đáy thứ 3 sau 21 năm. Việc mở tới 3 cửa xả do miền Bắc mưa không dứt, mực nước ở hồ Hòa Bình tiếp tục tăng cao. Trước đó, sáng 21/7, mực nước đạt 106,3 m, cao hơn mức cho phép trước lũ chính vụ 5,3 m.

 

Việc hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy nhiều năm nay không diễn ra bởi lượng nước không đủ. Ngoài ra, ở phía thượng nguồn còn có nhiều hồ chứa khác.
Việc hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy nhiều năm nay không diễn ra bởi lượng nước không đủ. Ngoài ra, ở phía thượng nguồn còn có nhiều hồ chứa khác.

 

Điều này thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, chụp ảnh mỗi ngày, đặc biệt là dịp cuối tuần như sáng 22/7.
Điều này thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, chụp ảnh mỗi ngày, đặc biệt là dịp cuối tuần như sáng 22/7.

 

Anh Quang, chị Ánh đưa 2 con xuất phát lúc 6h sáng từ Hà Nội để chứng kiến cảnh tượng ít diễn ra. Anh Quang đã xem thủy điện xả đáy nhiều lần nhưng lần cuối cũng cách đây khá xa.
Anh Quang, chị Ánh đưa 2 con xuất phát lúc 6h sáng từ Hà Nội để chứng kiến cảnh tượng ít diễn ra. Anh Quang đã xem thủy điện xả đáy nhiều lần nhưng lần cuối cũng cách đây khá xa.

 

Giống như đa số du khách, Hạnh đến từ Hòa Bình cũng tranh thủ chụp lại những khoảnh khắc ấn tượng.
Giống như đa số du khách, Hạnh đến từ Hòa Bình cũng tranh thủ chụp lại những khoảnh khắc ấn tượng.

 

Sáng 22/7, nhiều người bất chấp nguy hiểm ra tận mép kè đá để chụp ảnh. Trong khi đó, kè dốc và cao hàng chục mét.
Sáng 22/7, nhiều người bất chấp nguy hiểm ra tận mép kè đá để chụp ảnh. Trong khi đó, kè dốc và cao hàng chục mét.

 

Sát nơi xả lũ có biển cấm vào và chăng dây từ xa nhưng không ngăn được những du khách hiếu kỳ.
Sát nơi xả lũ có biển cấm vào và chăng dây từ xa nhưng không ngăn được những du khách hiếu kỳ.

 

Tại khu vực tham quan dưới chân đập, nhiều du khách cho con ngồi lên lan can dù đã có biển cấm.
Tại khu vực tham quan dưới chân đập, nhiều du khách cho con ngồi lên lan can dù đã có biển cấm.

 

Một cậu bé tỏ ra phấn khích khi bố bế lên lan can. Phía sau là dòng nước cuồn cuộn chảy.
Một cậu bé tỏ ra phấn khích khi bố bế lên lan can. Phía sau là dòng nước cuồn cuộn chảy.

 

Trên đỉnh đập cao hàng trăm mét so với mặt nước, do lan can khá cao nên nhiều em nhỏ được bố mẹ bế lên để nhìn cho rõ.
Trên đỉnh đập cao hàng trăm mét so với mặt nước, do lan can khá cao nên nhiều em nhỏ được bố mẹ bế lên để nhìn cho rõ.

 

Các bé nằm bò lên lan can.
Các bé nằm bò lên lan can.

 

Em bé này được chị cho đu lên để nhìn xuống dòng nước.
Em bé này được chị cho đu lên để nhìn xuống dòng nước.

 

Chiếc thùng rác gần đó bị lật ngang làm bậc để đứng quan sát.
Chiếc thùng rác gần đó bị lật ngang làm bậc để đứng quan sát.

 

Người dân trèo lên ngắm cảnh, gọi điện thoại bất chấp nguy hiểm
Người dân trèo lên ngắm cảnh, gọi điện thoại bất chấp nguy hiểm

 

Ở một góc khác, du khách còn trèo lên cả thành đập, vắt chân ra ngoài.
Ở một góc khác, du khách còn trèo lên cả thành đập, vắt chân ra ngoài.

 Theo Tri thức trực tuyến