Hàng nghìn người dự lễ hội đường phố ở Buôn Ma Thuột

08:54, 11/03/2017

 1.000 nghệ sĩ biểu diễn các tiết mục đặc sắc tại lễ hội đường phố lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa cồng chiêng năm 2017 tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chiều 10/3.

1.000 nghệ sĩ biểu diễn các tiết mục đặc sắc tại lễ hội đường phố lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa cồng chiêng năm 2017 tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chiều 10/3. 

Chiều 10/3, lễ hội đường phố nằm trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa cồng chiêng 2017 đã thu hút hàng nghìn người dân theo dõi.
Chiều 10/3, lễ hội đường phố nằm trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa cồng chiêng 2017 đã thu hút hàng nghìn người dân theo dõi.

 

Lễ hội có sự tham dự của hơn 1.000 nghệ nhân trong và ngoài tỉnh Đắk Lắk. Đoàn nghệ sĩ xuất phát từ trung tâm Ngã Sáu, qua các đường Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Trường Chinh, Quảng trường 10/3.
Lễ hội có sự tham dự của hơn 1.000 nghệ nhân trong và ngoài tỉnh Đắk Lắk. Đoàn nghệ sĩ xuất phát từ trung tâm Ngã Sáu, qua các đường Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Trường Chinh, Quảng trường 10/3.

 

Đội kèn nhạc của các học sinh THCS tham gia hòa tấu những ca khúc nổi tiếng của Tây Nguyên.
Đội kèn nhạc của các học sinh THCS tham gia hòa tấu những ca khúc nổi tiếng của Tây Nguyên.

 

Nhóm nghệ sĩ thuộc đoàn nghệ thuật Đắk Lắk sôi động với tiết mục Mời bạn đến Ban Mê. Tiết mục thể hiện sự năng động, hiếu khách của chủ nhà.
Nhóm nghệ sĩ thuộc đoàn nghệ thuật Đắk Lắk sôi động với tiết mục Mời bạn đến Ban Mê. Tiết mục thể hiện sự năng động, hiếu khách của chủ nhà.

 

Hòa cùng với âm nhạc lễ hội và cồng chiêng là những điệu sử thi hùng tráng. Và trong hình tượng của các đoàn diễu hành khác, nhiều động tác, trang phục hay hoá trang… cũng thể hiện những giá trị văn hoá tinh thần của Tây Nguyên.
Hòa cùng với âm nhạc lễ hội và cồng chiêng là những điệu sử thi hùng tráng. Và trong hình tượng của các đoàn diễu hành khác, nhiều động tác, trang phục hay hoá trang… cũng thể hiện những giá trị văn hoá tinh thần của Tây Nguyên.

 

Hai nghệ sĩ hóa trang thành các chú công với những trang phục sặc sỡ.
Hai nghệ sĩ hóa trang thành các chú công với những trang phục sặc sỡ.

 

Hai anh em nghệ sĩ Giang Quốc Cơ, Giang Quốc Nghiệp tham gia biểu diễn trong buổi khai mạc lễ hội. Rất đông khán giả đến theo dõi.
Hai anh em nghệ sĩ Giang Quốc Cơ, Giang Quốc Nghiệp tham gia biểu diễn trong buổi khai mạc lễ hội. Rất đông khán giả đến theo dõi.

 

Các tiết mục nghệ thuật tập trung truyền tải và lan tỏa giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận từ năm 2005, cùng tất cả các nét đặc sắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Tây Nguyên từ ngàn xưa. Trong ảnh, một du khách nước ngoài hòa vào những điệu nhảy của người đồng bào.
Các tiết mục nghệ thuật tập trung truyền tải và lan tỏa giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận từ năm 2005, cùng tất cả các nét đặc sắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Tây Nguyên từ ngàn xưa. Trong ảnh, một du khách nước ngoài hòa vào những điệu nhảy của người đồng bào.

 

Voi là biểu tượng đặc sắc của Tây Nguyên, tượng trưng cho sức mạnh, sự thông minh, lòng quả cảm. Từ động vật hoang dã khi được thuần dưỡng, voi là người bạn thân thiết của các gia đình sở hữu. Các lễ hội tại Đắk Lắk không thể thiếu những chú voi tượng trưng cho sức mạnh.
Voi là biểu tượng đặc sắc của Tây Nguyên, tượng trưng cho sức mạnh, sự thông minh, lòng quả cảm. Từ động vật hoang dã khi được thuần dưỡng, voi là người bạn thân thiết của các gia đình sở hữu. Các lễ hội tại Đắk Lắk không thể thiếu những chú voi tượng trưng cho sức mạnh.

 

Ngoài sự tham dự của các đội cồng chiêng 5 tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, năm nay, lễ hội có sự tham gia của 5 đoàn nghệ thuật dân gian của nước ngoài gồm Lào, Hàn Quốc, Romania…
Ngoài sự tham dự của các đội cồng chiêng 5 tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, năm nay, lễ hội có sự tham gia của 5 đoàn nghệ thuật dân gian của nước ngoài gồm Lào, Hàn Quốc, Romania…

 

Đoàn nghệ sĩ đường phố Hàn Quốc vừa múa trống và biểu diễn những động tác vui nhộn khiến hàng nghìn người dân liên tục vỗ tay.
Đoàn nghệ sĩ đường phố Hàn Quốc vừa múa trống và biểu diễn những động tác vui nhộn khiến hàng nghìn người dân liên tục vỗ tay.

 

Các thiếu nữ hóa thân thành các bông cà phê trắng xinh đẹp, đại diện cho những cây cà phê tràn đầy sức sống.
Các thiếu nữ hóa thân thành các bông cà phê trắng xinh đẹp, đại diện cho những cây cà phê tràn đầy sức sống.

 

Với chủ đề “Cà phê - Sức sống đại ngàn từ mạch nguồn văn hóa”, Lễ hội đường phố là nơi bùng nổ những sắc màu, cảm xúc, nơi thăng hoa những ý tưởng và khẳng định một tầm nhìn, sứ mệnh, mốc son trên con đường phát triển bền vững.
Với chủ đề “Cà phê - Sức sống đại ngàn từ mạch nguồn văn hóa”, Lễ hội đường phố là nơi bùng nổ những sắc màu, cảm xúc, nơi thăng hoa những ý tưởng và khẳng định một tầm nhìn, sứ mệnh, mốc son trên con đường phát triển bền vững.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức từ ngày 8-13/3. Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 20h 10/3, bế mạc vào lúc 20h ngày 13/3 tại Quảng trường 10/3, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Lễ khai mạc và bế mạc được truyền hình trực tiếp trên nhiều đài truyền hình.

Lễ hội cà phê 2017 có nhiều chương trình phong phú như hội chợ – triển lãm chuyên ngành cà phê; hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên năm 2017; lễ hội đường phố; hội thi nhà nông đua tài; lễ hội đua voi và thuyền độc mộc; thưởng thức cà phê miễn phí…

Đây là một trong những hoạt động nhằm kỷ niệm 42 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột – Giải phóng tỉnh Đắk Lắk.

Theo Tri thức trực tuyến